Tinh dầu sả rất tốt nhưng lại khó làm. Vì vậy, trang Boldsky giới thiệu một thức uống từ sả cũng có tác dụng không thua kém gì tinh dầu.
Là loại cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi cao 0,8 đến 1m, cây sả có lá dài giống lá lúa, hai mặt lá giáp nhám, trong khi đó thân rễ trắng hoặc hơi tím.
Sả được trồng cũng như sử dụng rộng rãi như là một gia vị thường thấy trong bữa ăn hằng ngày tại các nước châu Á như Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Thái Lan…
Nó có hương vị như chanh và có thể sấy khô và tán thành bột hay sử dụng ở dạng tươi sống.
Tuy nhiên, cây sả không chỉ là gia vị trong chế biến thức ăn mà còn là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền. Công dụng của cây sả khiến nhiều người phải bất ngờ.
Sả có tác dụng lợi tiểu, là chất kích thích nhẹ, giảm đầy hơi, chống viêm, chống oxy hóa, chống trầm cảm, thuốc an thần, kháng khuẩn, giảm đau, chống co thắt và chống ung thư. Do đó sả có thể giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm buồn nôn, giảm huyết áp cao, điều trị mất ngủ, làm giảm căng thẳng, chống lại các bệnh nhiễm trùng như cảm lạnh và cúm, kiểm soát mức Cholesterol, làm giảm nồng độ Axit Uric và nhiều hơn nữa.
Nó cũng có thể làm giảm đau bụng kinh và giảm đau viêm khớp. Trà sả đã được dân gian sử dụng để hạ sốt cũng bởi vì nó giúp đổ mồ hôi và làm mát cơ thể.
Chúng ta thường nghe nhiều đến tinh dầu sả, vốn có thể dùng để tạo hương, trị nấm móng, khó tiêu, dưỡng da. Gần đây, các nhà nghiên cứu còn khám phá tinh dầu sả có tác dụng giảm đau như aspirin.
Rất tốt, nhưng tinh dầu sả lại rất khó làm. Vì vậy, trang Boldsky đã giới thiệu một cách chế biến từ sả rất có lợi cho sức khỏe. Đó chính là trà sả, thức uống nổi tiếng ở nhiều quốc gia ở Châu Á.
Thực tế, người Ấn Độ cổ đại sử dụng trà sả như là một bài thuốc chữa một số căn bệnh đơn giản.
Kết hợp cùng với gừng, nước cốt chanh và gia vị như quế, đinh hương và bạch đậu khấu thậm chí còn làm tăng các tác dụng và tăng cường hương vị của sả.
Gừng chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ và tác dụng chống viêm. Nước chanh, rất giàu Vitamin C, tăng cường khả năng miễn dịch, cân bằng độ pH trong cơ thể và tạo điều kiện cho việc giảm cân.
Quế đã được chứng minh là có lợi cho bệnh nhân tiểu đường vì nó kiểm soát lượng đường trong máu. Đinh hương và bạch đậu khấu đánh bay hôi miệng, hỗ trợ tiêu hoá và thúc đẩy sức khỏe tim mạch. Tất cả các loại gia vị trên cũng cải thiện lưu thông máu và kích thích trí não.
Nguyên liệu cần thiết:
Sả (tươi hoặc khô đều được)
Gừng
Chanh
Quế
Đinh hương (nếu có)
Thảo quả (nếu có)
Mật ong
Cách làm trà chanh sả
1. Đun nóng 2 cốc nước
2. Thêm 2 nhúm sả khô hoặc củ sả tươi đã đập dập
3. Gĩa nát hoặc mài ½ củ gừng vào
4. Thêm một miếng quế nhỏ.
5. Thêm 2 nhánh đinh hương (nếu có)
6. Bóc vỏ 2 hạt bạch đậu khấu và thêm chúng vào nồi (nếu có)
7. Đun sôi và sau đó để cho nó riu liu trong vài phút
8. Lọc lấy nước.
9. Vắt một chút nước chanh vào để tăng công dụng chữa bệnh và tăng hương vị.
10. Thêm 1 thìa mật ong
Bây giờ bạn có thể thưởng thức trà chanh sả của bạn. Bạn có thể uống hàng ngày vào buổi tối.
Một số tác dụng của trà chanh sả:
Giảm đau đầu: Một số nghiên cứu cho thấy sả có thể giảm triệu chứng đau đầu. Những người thường xuyên bị đau nửa đầu nên uống trà sả thường xuyên.
Kiểm soát cholesterol: Trà sả có thể hạn chế sự hấp thu cholesterol trong ruột. Nó cũng ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong động mạch. Uống trà sả thường xuyên giúp kiểm soát nồng độ cholesterol.
Đẹp da: Do cốc trà này giàu vitamin C và sả thải độc trong cơ thể nên nó thể giúp bạn làm đẹp da.
Giảm tối thiệu cơn đau khớp: Các đặc tính chống viêm của sả có thể giúp làm giảm các cơn đau viêm khớp. Nếu bạn đang bị bệnh thấp khớp, bệnh gút hoặc đau khớp, hãy thường xuyên uống trà sả để cảm nhận sự khác biệt.
Giúp ngủ ngon: Trà sả giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn bởi nó làm “dịu” cơ thể.
Tốt cho tiêu hóa: Trà sả có thể điều trị chứng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy và chuột rút. Nó cũng có thể giết các kí sinh trùng trong đường ruột.
Giải độc cơ thể: Trà sả có thể giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, giúp thận và gan hoạt động tốt hơn.
***LỜI KHUYÊN CHO BẠN:
Công thức trên làm cho 2 tách trà. Để làm 1 tách,bạn chỉ cần giảm bớt số lượng của từng thành phần đi một nửa.
Để giúp trà này loại bỏ chất độc khỏi cơ thể, uống nhiều nước trong suốt cả ngày.
Bạn có thể thêm ½ đến 1 muỗng cà phê mật mía vào cùng để uống.
Khi sử dụng loại thảo dược này cho mục đích ẩm thực, bạn có thể trộn nó với nước cốt dừa.
LƯU Ý: Trà này không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai vì nó có thể kích thích các cơn co thắt. Tránh đưa nó cho trẻ em nhỏ. Những người bị suy thận hoặc gan cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống loại trà này.
—
Những tác dụng “đắt giá” của cây sả: Nếu chưa biết, sẽ rất tiếc!
Không chỉ là gia vị đặc trưng trong bếp, sả còn là vị thuốc quý. Đông y đánh giá cao tác dụng giải độc, hỗ trợ tiêu hóa, hạ huyết áp, giải cảm và nhiều công dụng tuyệt vời khác.
Theo Đông y, cây sả còn có tên gọi khác là hương mao hay cỏ chanh, có mùi thơm đặc trưng, bất kỳ ai khi chạm tay vào cây sả, chỉ ngửi thôi cũng đã muốn “chiếm hữu” ngay cho riêng mình bởi mùi hương ấn tượng khó quên.
Cây sả được ví như một “kho báu” tinh dầu. Lá sả chứa 0,4-0,8% tinh dầu dễ bay hơi, thành phần chính của thân cây sả chứa 75-85% hương thơm mùi chanh tự nhiên và các tinh chất đặc biệt khác.
Cây sả từ xưa đến nay được người đời sử dụng một cách triệt để từ gốc đến ngọn, dùng tươi, phơi khô, ướp lạnh, chế biến thành nhiều dạng thành phẩm khác nhau, đặc biệt sử dụng rộng rãi trong y tế, sản phẩm dược và hương liệu phục vụ đời sống.
Đây là loại gia vị có thể kết hợp với nhiều thực phẩm, làm “dậy” mùi cho món ăn, khử mùi tanh, có thể chế biến thành nhiều bài thuốc chữa bệnh.
Tác dụng chữa bệnh tuyệt vời của sả
1. Ngăn ngừa ung thư
Một số nghiên cứu của Đông y Trung Quốc cho thấy mỗi 100g sả chứa đến 24,205 microgam beta-carotene, có chứa chất chống oxi hóa mạnh – hợp chất citral có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư.
2. Giúp tiêu hóa tốt, chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa
Trà từ cây sả và tinh dầu sả (có thể uống 3-4 giọt với nước đun sôi để nguội) có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, hay kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy.
Uống 3-6 giọt tinh dầu chữa đau bụng đầy hơi, khử hôi miệng, tiêu đờm, loại bỏ khí trong ruột.
Cây sả tươi 30 – 50g đun sôi, pha với đường, uống nóng 2- 3 lần trong ngày. Dùng chữa chứng bội thực, đau bụng tả, nôn ọe, cảm sốt, ngộ độc rượu. Liều dùng mỗi ngày từ 6 – 12gram.
3. Giải độc
Ăn sả giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần xuất đi tiểu, giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang sạch sẽ, hỗ trợ loại bỏ các chất độc hại và giảm acid uric.
Đặc biệt sả giải độc rượu rất nhanh, dùng 1 ít sả giã nát, thêm nước lọc, gạn lấy 1 chén. Người say rượu nặng uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh, đỡ mệt, giảm đau đầu.
4. Hạ huyết áp
Tinh chất có trong sả có tác dụng làm giảm huyết áp, làm tăng tuần hoàn máu, giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể.
5. Giải cảm, trị nhức đầu
Lá sả cùng với một số loại lá như kinh giới, tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, chanh, ngải cứu, lá tre, lá ổi (mỗi nồi dùng 5 loại lá) … đun sôi, dùng để xông giải cảm rất hiệu nghiệm.
Chuẩn bị đầy đủ các vị gồm lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu, thêm 3-4 củ tỏi, nấu nước xông.
Hoặc lá sả, lá tre, lá bưởi, (hoặc lá chanh), lá tía tô, lá ổi, nấu nước xông, trước khi xông nên múc sẵn một bát để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn nằm nghỉ sẽ đỡ bệnh.
6. Giảm cân, làm đẹp
Người Thái Lan áp dụng rất hiệu quả vì sả có khả năng cắt giảm calo trong món ăn. Với họ, sả có tác dụng như ớt giúp đốt cháy mỡ thừa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và giúp máu lưu thông tốt hơn.
Các dưỡng chất trong sả còn giúp cải thiện làn da. Tinh dầu trong sả giúp điều hòa hệ thần kinh ổn định, cải thiện các chức năng hệ thần kinh.
Sả còn là nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì nó có rất nhiều lợi ích cho da. Tinh dầu sả cải thiện chất lượng da như giảm mụn trứng cá và mụn nhọt. Nó cũng có tác dụng làm săn chắc các cơ, mô trong cơ thể.
Tinh dầu sả chứa 2 hoạt chất bao gồm citral và geraniol. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, citral là hoạt chất có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư trong cơ thể. Nhờ đó các tế bào nang nuôi tóc sẽ được bảo vệ khỏi nguy cơ bị tổn thương dẫn đến bệnh rụng tóc.
Nguồn: Tổng hợp