Khi nghe qua có vẻ như là điều không tưởng, nhưng không ai trong ta tránh khỏi tình trạng chế biến món ăn bị mặn khi muốn trở thành một người đầu bếp. Nhửng lúc như thế, tùy vào mức độ mặn ít hoặc nhiều của món ăn mà có những cách xử lý khác nhau. Và ngay sau đây Nấu Ăn Không Khó sẽ chia sẻ đến các bạn mẹo chữa mặn cho các món ăn tuyệt ngon, hãy cùng tìm hiểu nha.
Cách 1: Dùng giấm gạo
Có khả năng khử vị mặn của muối. Tuy nhiên không vì vậy mà bạn vội vàng cho ngay vào nhé. Hãy từ từ nêm nếm cho đến khi vừa miệng đã nhé.
Cách 2: Dùng khoai tây sống
Khoai tây có rất nhiều công dụng. Trong đó chữa mặn cũng là một công dụng rất tốt. Khoai tây sống thái lát không chỉ có tác dụng hút vị mặn của món canh mà nó còn rất hiệu quả với các món kho, xào, hầm. Bạn cứ việc thảy chúng vào nồi cho đến khi hết mặn hãy vớt chúng ra.
Cách 3: Cà chua hoặc sữa chua nguyên chất
Đối với các món ăn có nguyên liệu mang nguồn gốc từ sữa như phomai hay kem tươi… nếu bị mặn cách tốt nhất là các bạn hãy làm cho món ăn thêm chua bằng loại sữa chua nguyên chất hoặc cà chua. Món ăn lúc này sẽ dịu lại, ít mặn hơn lúc ban đầu và thậm chí còn ngon hơn nữa đấy.
Cách 4: Cho thêm một ít nguyên liệu
Nếu bạn có nhiều hơn nguyên liệu đã sử dụng hãy nghĩ ngay đến nó nếu lỡ món ăn bị mặn nhé. Nhưng lưu ý, khi cho thêm nguyên liệu vào phải ưu tiên những nguyên liệu chính của món ăn. Nếu không như thế tốt nhất bạn nên đổ nó đi vì chẳng ai muốn ăn một món hỗn tạp cả.
Cách 5: Dùng nước cốt chanh tươi
Bạn có thể cho thêm từ 1/2 đến 1 muỗng cà phê nước cốt chanh để chữa món ăn bị mặn. Trong trường hợp này, nước chanh chỉ có tác dụng giảm muối chứ không làm mất mùi vị cơ bản của món ăn bạn nhé. Cách làm này, rất phù hợp cho những món kho lạt vốn nhiều nước hoặc các món canh có vị chua. Nhớ đối với những món ăn có thành phần mang nguồn gốc từ sữa thì bạn không nên dùng chanh vì chất axit trong chanh sẽ làm sữa kết tủa lập tức và làm hỏng món ăn ngay.
Cách 6: Dùng mật ong hoặc đường
Nếu đã lỡ tay cho quá nhiều muối vào món ăn, bạn có thể dùng ít đường hoặc một hai muỗng mật ong cho thêm vào. Độ ngọt trong các gia vị này có thể giúp trung hòa trở lại vị mặn của món ăn. Thế nhưng, bạn cũng chỉ nên sử dụng một lượng vừa phải, tính toán lượng đường trước và sau khi chữa mặn. Cách này nên sử dụng cho các món kho, món súp và món hầm các bạn nha.
Trên đây là 6 cách chữa món ăn bị mặn, các bạn hãy ghi chép lại nhé, vì chắc chắn là có lúc bạn sẽ cần đến nó đấy.
Chúc các bạn thành công.
Nấu Ăn Không Khó Tổng Hợp.
CÓ THỂ BẠN CẦN BIẾT
- LÀM THẾ NÀO ĐỂ TỦ LẠNH LUÔN LÀ NƠI BẢO QUẢN THỰC PHẨM AN TOÀN
- MÁCH BẠN NHỮNG CÁCH XẾP DĨA HOA QUẢ TUYỆT ĐẸP
- MÁCH BẠN 8 CÁCH HAY CHẾ BIẾN MÓN CÁ THƠM NGON