Bài thuốc quý từ cây mận bắc, ai cũng nên biết để bảo vệ sức khỏe

0
840

Không chỉ là loại cây cho quả ngon, mận bắc còn có nhiều giá trị trong việc chữa một số bệnh thường gặp.

Mận bắc (còn có tên khoa học là Pranus salicina lindi, thuộc họ hoa hồng Rosaceae) là một loài cây thường được trồng ở miền bắc Việt Nam và Trung Quốc. Cây ra hoa vào tháng 2-3 và cho quả chín vào tháng 5-6, các bộ phận của cây mận đều là bài thuốc quý chữa được nhiều bệnh.

Không chỉ cho những quả tươi ngon, mọng nước, cây mận bắc còn chữa được nhiều căn bệnh thường gặp
Không chỉ cho những quả tươi ngon, mọng nước, cây mận bắc còn chữa được nhiều căn bệnh thường gặp – Ảnh minh họa: Internet

Theo Đông y, quả mận có vị chua, hơi ngọt, tính bình, tốt cho hoạt động của thận. Các thầy thuốc thường dùng quả mận để điều nhiệt, giải tà độc, hoạt huyết, chữa tiểu đường, bệnh gan, phù thũng,… Có nhiều các sử dụng mận trong Đông y cũng như trong cuộc sống hàng ngày: Ăn trực tiếp, giã lấy nước uống, nghiền nát nhân hạt mận sau đó sắc uống,… Dưới đây là một số bài thuốc quý từ cây mận:

Bài 1: Trị táo bón

Táo bón là bệnh thường gặp, nhưng nếu không chữa trị kịp thời có thể khiến bạn mất sức, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống. Để chữa táo bón nhanh chóng, bên cạnh việc ăn các món canh giải thiệt, thực phẩm dễ tiêu hóa, bạn có thể áp dụng bài thuốc từ cây mận bắc.

Uống nước lá mận sắc mỗi ngày có tác dụng trị táo bón
Uống nước lá mận sắc mỗi ngày có tác dụng trị táo bón – Ảnh minh họa: Internet

Dùng 8-12 gram nhân hạt mận (lý tử nhân), rửa sạch rồi sắc uống. Mỗi ngày nên uống 1-2 lần để trị táo bón, giải nhiệt, trị các chứng ho có đàm.

Bài 2: Trị nám da

Do thời tiết nắng nóng, vùng da của nhiều chị em bị đen sạm và nám. Không cần phải dùng đến những loại mỹ phẩm đắt tiền, chị em có thể áp dụng bài thuốc trị nám da từ nhân hạt mận (lý tử nhân).

Trị nám da với nhân hạt mận đạt hiệu quả cao
Trị nám da với nhân hạt mận đạt hiệu quả cao – Ảnh minh họa: Internet

Dùng một ít lý tử nhân nghiền thành bột mịn, sau đó trộn với lòng trắng trứng gà. Thoa hỗn hợp trên lên vùng da bị nám mỗi ngày 1-2 lần trong vòng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.

Bài 3: Hạ sốt, chữa lành vết thương

Cho 8-12 gram lá mận khô hoặc rễ mận vào ấm, thêm 3 chén nước, sắc thành 1 chén và uống. Nước lá mận hoặc rễ mận sắc có tác dụng giảm đau, hạ sốt và các triệu chứng sốt cao ở trẻ em. Ngoài ra, có thể nấu nước lá mận để tắm cho trẻ, điều trị rôm sảy.

Uống nước lá mận hoặc rễ mận sắc để hạ sốt nhanh chóng
Uống nước lá mận hoặc rễ mận sắc để hạ sốt nhanh chóng – Ảnh minh họa: Internet

Để sát trùng và chữa lành các vết thương, dùng lá mận tươi giã nát, vắt lấy nước cốt hoặc nghiền rễ mận thành bột, đắp hoặc rắc lên vùng bị đau, sưng tấy. Đồng thời, bạn có thể nghiền nát lý tử nhân (nhân hạt mận) thành bột rồi rắc hoặc đắp lên vùng da bị bầm để sớm cải thiện tình trạng này.

Lưu ý: Không nên dùng các bài thuốc nêu trên cho người có tỳ vị hư yếu và phụ nữ có thai.