Cách chữa TIỂU ĐƯỜNG cực hay chỉ cần uống cốc nước này mỗi ngày

0
1730

Bác em bị tiểu đường mấy năm rồi, kiêng khem đến khổ, mặt mũi trông lúc nào cũng buồn buồn. Ấy thế mà dạo gần đây thấy da dẻ hồng hào, vui vẻ phấn khởi lắm. Hôm nọ vào chơi, mà chỉ vừa khen, bác đã sướng kể hết cả 1 tràng. Nào là bài thuốc hay, bài thuốc quý, đơn giản mà hiệu quả, còn thấy bảo, người Ấn Độ họ toàn dùng biện pháp đó, vừa hạ đường huyết, vừa giúp giảm lượng đường trong máu và nước tiểu nữa. Nói chung là rất hay!

Bây giờ chỉ số đường huyết của bác khá ổn định, vì thế tinh thần cũng vui vẻ, con cháu yên tâm hơn. Mà nói bài thuốc cho oai, chứ thực ra nó là nước ép mướp đắng thôi các mẹ ạ. Cứ mỗi sáng sớm ngủ dậy làm 1 cốc, duy trì thành thói quen là ok. Để em hướng dẫn mọi người cụ thể cách làm nha:

 

Đầu tiên mọi người chuẩn bị 1 quả mướp đắng tươi, nửa quả chanh tươi và một chút bột nghệ. Thực hiện như sau:

– Rửa sạch mướp đắng, cắt thành miếng nhỏ rồi ngâm với muối hoặc bột nghệ cho sạch.
– Để khoảng 5 -10 phút thì vớt để ráo rồi xay nhỏ với 250ml nước và lọc lấy nước ép.
– Thêm một chút chanh tươi và uống nước ép mướp đắng vào mỗi sáng khi mới ngủ dậy, khi dạ dày rỗng để có kết quả tốt nhất.

Lợi ích cụ thể của nước ép mướp đắng đối với tiểu đường là:

1. Giảm glucose trong máu

Thay vì nhắm mục tiêu một cơ quan hoặc mô cụ thể như thuốc chữa bệnh, mướp đắng tạo điều kiện cho sự trao đổi chất glucose trong toàn bộ cơ thể với hai hợp chất có charatin và momordicin – chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm mức đường trong máu.

2. Tạo thuận lợi cho tiêu hóa carbohydrate

Mướp đắng ức chế các enzym tham gia phá vỡ disaccharides, monosaccharides (Glucid đơn giản không thể thủy phân được), do đó làm giảm lượng glucose được đưa vào máu.
Mướp đắng có hiệu quả trong điều trị bệnh tiểu đường type 1 và type 2 vì nó ảnh hưởng đến các kênh vận chuyển glucose. Điều này đặc biệt có lợi trong việc ngăn ngừa nồng độ đường trong máu tăng sau bữa ăn.

3. Tăng cường bài tiết Insulin

Insulin có liên quan đến việc vận chuyển đường từ máu đến cơ xương và mô mỡ. Đường này sau đó được sử dụng cho sản xuất năng lượng.
Insulin ngăn ngừa sự sản xuất đường trong gan và sự phóng thích của nó vào máu. Bệnh tiểu đường type I là do sự thất bại của tuyến tụy trong việc sản xuất đủ insulin để dự phòng các trường hợp tăng giảm đột biến mức đường trong máu. Bằng cách làm tăng bài tiết insulin tuyến tụy, mướp đắng có thể giúp điều trị bệnh tiểu đường type 1.

4. Hồi sức kháng Insulin

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng mướp đắng có chứa các hợp chất được gọi là glycosides axit oleanolic có thể cải thiện sự dung nạp glucose ở bệnh nhân tiểu đường type II, bằng cách ngăn ngừa hoặc đảo ngược kháng insulin.

5. Chống oxy hoá

Hàm lượng đường trong máu tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1 và type 2, làm tăng nguy cơ bị oxy hóa và viêm trong toàn thân, dẫn đến mù, đái tháo đường, đột quỵ, đau tim hoặc bệnh thận. Mướp đắng có thể ngăn ngừa tất cả các bệnh này không chỉ bằng cách hạ thấp mức đường trong máu mà còn thông qua tính chất chống oxy hóa của nó.

Đấy, các mẹ thấy tốt không ạ? Bác em dùng rồi, thấy hiệu quả lắm, mọi người tham khảo nha!

Mướp đắng có vị đắng và theo Đông y có tính hàn, giúp giải nhiệt, kích thích ăn uống, chống viêm tiêu sưng, vừa là thức ăn lại kiêm chức năng chữa bệnh.

Thành phần chính là chất đắng của mướp, nhiều loại axit amin, đường, vitamin C, axit nicotic. Mướp đắng được sử dụng làm món ăn thường ngày, ngoài ra còn được dùng làm thảo dược. Cách dùng: nấu canh, đun chín, hoặc phơi khô, sau đó sao vàng rồi nghiền bột. Hoặc có thể giã nát đắp ngoài da vào chỗ đau.

mướp đắng, khổ qua, tác dụng của mướp đắng 

Mướp đắng có rất nhiều tác dụng chữa bệnh

Tác dụng của mướp đắng là để giải nhiệt, sáng mắt giải độc, tráng dương ích khí. Chủ yếu dùng cho bệnh nhiệt, khô khát. Cảm nắng, đi lỵ lỏng. Nhọt sưng cấp tính. Thường xuyên dùng mướp đắng có thể giải nhiệt, giải độc, đề phòng một số bệnh tật sau:

Kích thích chức năng tiêu hóa: Mướp đắng giúp kiện tỳ khai vị. Chất Alkaloid trong mướp có công dụng lợi tiểu, giúp lưu thông máu tốt, chống viêm, hạ sốt và tăng cường sức khỏe thị lực.

Chữa bệnh tiểu đường: Khả năng làm giảm đường huyết có trong mướp đắng gồm: chanrantin, polypeptide-p và vicine…, những hợp chất này không chỉ làm giảm đường huyết mà còn cải thiện việc dung nạp gloco và làm giảm cholesterol. Qua nghiên cứu, người ta còn chỉ ra, mướp đắng có tác dụng làm chậm quá trình thoái hóa võng mạc, một biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường.

Chữa bệnh ung thư: Trong mướp đắng có nhiều protein, các chất chống oxi hóa… nên nó có tác dụng rất tốt trong việc kháng khuẩn, nâng cao sức khỏe cho hệ miễn dịch. Ngoài ra, mướp đắng còn có tác dụng kích hoạt một loạt các phản ứng hoạt hóa ở màng tế bào, làm cho các tế bào ung thư vú ở phụ nữ ngừng di căn và tiêu diệt các tế bào này. Loại dầu có trong hạt mướp đắng rất giàu cis(c)9, trán(t)11 và axit linonic t13…, những chất này có tác dụng triệt tiêu các mầm bệnh gây ung thư tá tràng và nhiều chứng bệnh nan y khác.

Cụ thể với từng trường hợp bệnh khác nhau, người ta có những cách sử dụng mướp đắng khác nhau để phát huy hết công dụng của loại quả này:

Kiết lị, viêm đường ruột: Mướp đắng tươi, giã lấy nước, mỗi lần 150 – 200ml, uống với nước đun sôi. Ngày nên uống 3 đến 4 lần.

kiết lỵ, đi kiết, viêm đường ruột 

Người bị kiết lỵ nên uống nước mướp đắng tươi

Cảm do nắng, nóng: Quả mướp tươi bổ ra bỏ ruột, cha lá chè vào khép lại, treo vào chỗ thông gió mà phơi khô. Đun nước uống hoặc như chè uống. Mỗi lần 10 đến 15g.

– Nóng trong người, khô miệng: mướp đẳng bổ ra bỏ ruột, cắt lát rồi sắc uống.

– Bệnh tiểu đường: mướp đắng tươi cắt thành từng sợi đun sôi với nước rồi cho vào ngâm trong nước lạnh 1 đến 2 tiếng đồng hồ. Làm ra ăn hoặc đem mướp nướng khô, nghiền bột. Ngày 3 lần, mỗi lần 10g.

– Mưng mủ ác tính: Mướp đắng tươi giã nát đắp vào chỗ đau.

– Mụn nhọt: Mướp đắng bỏ ruột, cắt miếng nhồi với thịt lợn, cho gia vị đun nóng thành canh để ăn nóng.