Đun chanh sả gừng lên uống, mỡ bụng từng tảng cũng trôi tuột, da sáng láng mịn chỉ trong 7 ngày

0
17304

Mẹ nào muốn giảm cân, trắng da cấp tốc thì “bơi” hết vào đây đi nè. Em chỉ mới làm có mấy lần mà thấy hiệu quả cực kỳ luôn ấy.

Thật sự thì để giảm đống mỡ thừa đáng ghét này em đã dùng đủ cách nhưng không hiệu quả các mẹ ạ. May sao nhờ chị bạn đồng nghiệp bày cho cách nấu loại nước “thần thánh” này, em uống mấy lần mà đống mỡ ở bụng “bay sạch” luôn, da lại sạch mụn, sáng mịn thấy rõ nữa chứ.

 

Theo em tìm hiểu thì sả không chỉ có công dụng detox thanh lọc cơ thể, loại bỏ độc tố, hỗ trợ tiêu hóa và thúc đẩy quá trình trao đổi chất mà còn giúp đốt cháy chất béo, ngăn chặn quá trình tích lũy mỡ hiệu quả nữa.

Chanh mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và trong làm đẹp. Nhờ thành phần chính là vitamin C trong chanh giúp đào thải độc tố, tăng hệ miễn dịch và kiểm soát lượng đường trong máu.

Với sự kết hợp hoàn hảo giữa chanh, sả và gừng sẽ tạo ra thức uống ngon, giàu vitamin và cũng là thức uống giúp detox thanh lọc cơ thể, giảm mỡ bụng cực nhanh.

Để thực hiện món thức uống ngon bổ rẻ này, các mẹ cần chuẩn bị nguyên liệu:

– 5 cây sả

– 2 trái chanh

– 1 củ gừng lớn

– 750g đường thốt nốt

Cách làm đơn giản lắm:

– Đầu tiên, gừng các mẹ đem gọt vỏ, cắt lát mỏng.

– Sả bóc vỏ lớp áo bên ngoài, đập dập rồi cắt khúc chừng 5cm.

– Cho lên bếp khoảng 2 lít nước.

– Sau đó đó cho 750g đường thốt nốt vào nồi nấu đến khi nước sôi đường tan.

– Sau khi tắt bếp, các mẹ đợi nước nguội thì vắt chanh vào thưởng thức.

Nước chanh sả có màu vàng nhạt trông rất bắt mắt, hấp dẫn cùng vị thơm của sả gừng, vị cay thanh chứ không nóng khó chịu.

Cách sử dụng:

Các mẹ uống 1 ly nước này vào mỗi buổi sáng trước khi ăn khoảng 30 phút. Có thể uống nước chanh sả này sau mỗi bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên các mẹ nên tránh uống lúc đói để không bị đau dạ dày.

Một số lưu ý cho các mẹ khi dùng nước chanh sả gừng giảm béo nhé:

– Có thể uống nóng hay uống lạnh tùy khẩu vị.

– Để đảm bảo tận dụng tối đa dưỡng chất tỏng chanh, các mẹ nên cắt từng lát mỏng và cho cả vỏ và thả vào nước.

– Các mẹ cũng có thể cho thêm lá bạc hà cho vào sau cùng vừa đẹp mắt lại tăng thêm độ thơm.

– Trong trường hợp bạn sợ dùng đường làm tăng cân, thì có thể thay bằng mật ong. Tuy nhiên nên cho mật ong sau khi nấu nước sả, gừng nhé!

Công dụng của sả!!

Công dụng của cây sả

1. Ngăn ngừa ung thư 

Một số nghiên cứu cho thấy mỗi 100 g sả chứa đến 24,205 microgam beta-carotene – những chất chống  oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp ngăn ngừa ung thư. 

2. Giúp tiêu hóa tốt 

Trà từ cây sả và tinh dầu sả (có thể uống 3-4 giọt với nước đun sôi để nguội) có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, hay kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy. 

Sả là loại cây thảo sống dai, cao khoảng 1m, mọc thành bụi (tên khoa học là Cymbopogon Citratus (L.) Pers), thuộc họ lúa (Poaceae).

Tinh dầu sả cũng giúp giảm thiểu các vấn đề về khí trong cơ thể vì có khả năng thư giãn các cơ dạ dày. Nó không chỉ giúp loại bỏ khí từ ruột, mà còn ngăn ngừa sự đầy hơi. Kích thích tiêu hóa, khử hôi miệng, tiêu đờm. Uống 3-6 giọt tinh dầu chữa đau bụng đầy hơi. Chú ý táo bón mà có sốt không dùng cây sả, không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi, không sắc lâu.

3. Chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa

Cây sả tươi 30 – 50 gam đun sôi, hòa thêm đường đủ ngọt, uống nóng 2- 3 lần trong ngày. Dùng chữa chứng bội thực, đau bụng đi tả, nôn ọe, cảm sốt, ngộ độc rượu. Liều dùng mỗi ngày từ 6 – 12 gam.

4. Chữa đau bụng tiêu chảy do lạnh

Củ sả 12g, vỏ quít khô 12g, búp ổi 12g, củ gấu 20g, gừng tươi 3 lát. Đổ 2 bát nước sắc còn 1 bát uống nóng (trẻ em thì chia uống làm 2-3 lần). Nếu không đỡ thì thêm 15g tía tô, rất hiệu nghiệm. (Theo nhân dân, Văn hóa nghệ thuật ăn uống).

5. Giải độc 

Ăn sả cũng có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần xuất đi tiểu (thông tiểu tiện). Điều này giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang được sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể để loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và acid uric. 

Đặc biệt sả giải độc rượu rất nhanh, bạn có thể dùng 1 bó sả giã nát, thên nước lọc, gạn lấy 1 chén. Người say rượu nặng uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh và đỡ mệt, đỡ nhức đầu.

6. Có lợi cho hệ thần kinh

Tinh dầu sả được sử dụng để tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh. Thông kinh lạc. Nó hỗ trợ trong điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, co giật, căng thẳng, chóng mặt, run rẩy chân tay, động kinh (Trẻ em kinh phong) …

7. Giảm huyết áp 

Bổ sung các tinh chất có trong sả sẽ có hiệu quả trong việc giảm huyết áp. Nó làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể.

8. Giảm đau

Tinh chất sả cá thể làm giảm đau tất cả các loại viêm và các cơn đau nhức. Vì vậy, nếu bạn có đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác hãy uống trà sả vì chắc chắn nó sẽ hữu ích cho bạn.

Theo Đông y, sả vị the, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng làm ra mồ hôi, thông tiểu tiện và tiêu thực. 

9. Làm đẹp da 

Chất sả là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì nó có rất nhiều lợi ích cho da. Tinh dầu sả cải thiện chất lượng da như giảm mụn trứng cá và mụn nhọt. Nó cũng có tác dụng làm săn chắc các cơ và các mô trong cơ thể.

Bên cạnh đó, cây sả còn có tác dụng xua đuổi được ruồi, muỗi, côn trùng, khử hết mùi xú uế, những nơi bị ô nhiễm môi trường độc hại, sát trùng. Tinh dầu sả còn được dùng làm thuốc diệt trừ muỗi. 

Một số bài thuốc từ cây sả

1. Giải cảm: Lá sả cùng với một số loại lá như kinh giới, tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, chanh, ngải cứu, lá tre, lá ổi (mỗi nồi dùng 5 loại lá) … đun sôi, dùng để sông giải cảm rất hiệu nghiệm.

2. Chữa cảm cúm trúng hàn: Ngày dùng 15 đến 30 gam củ hoặc lá tươi để nấu nước xông. 

3. Trị nhức đầu: Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu, thêm 3-4 củ tỏi, (thiếu một thứ cũng không được), nấu nước xông. Hoặc lá sả, lá tre, lá bưởi, (hoặc lá chanh), lá tía tô, lá ổi, nấu nước xông, trước khi sông nên múc sẵn một chén để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn mằm một lúc sẽ đỡ (bài thuốc gia truyền).

4. Rễ sả giã nhỏ, xát chữa chàm mặt.

5. Trị mụn nhọt: Nấu nước lá sả tắm hàng ngày.