Chẳng thể gây ung thư đâu: DƯA MUỐI mới thực sự là thần dược cho sức khoẻ mà ít ai ngờ tới

0
3579

Cứ đồn thổi là ăn dưa muối gây ung thư, giờ thì hết nói rồi nhé!

Dưa muối – không chỉ đơn giản là món ăn ngon thường ngày mà còn là thần dược cho sức khoẻ mà ít ai ngờ tới,…

 

Dưa muối được tạo ra như thế nào?

Ngâm muối được sử dụng cách đây hàng ngàn năm để bảo quản các thực phẩm ngoài mùa sinh trưởng của chúng. Hầu hết chúng được bảo quản bằng muối, gia vị và giấm. Trong khi dưa chuột ngâm muối có thể là loại phổ biến nhất thực phẩm ngâm ở Bắc Mỹ thì trên thế giới, tất cả các loại trái cây và rau quả, và thậm chí cả các loại thịt đều có thể được ngâm.

Ảnh minh họa

Chống lại ung thư lách

Nghiên cứu gần đây cho thấy dưa chua của Nhật Bản lợi ích cho sức khỏe và khả năng chống lại một số loại ung thư. Một nghiên cứu năm 2014 cho thấy chế phẩm sinh học trong dưa chua truyền thống của Nhật Bản đã được tìm thấy để chống lại tế bào ung thư lá lách ở chuột. Phát hiện này có thể dẫn đến điều trị ung thư lá lách của con người trong tương lai.

Tốt cho đường ruột

Thực phẩm lên men có hàm lượng cao probiotics và các vi khuẩn có lợi giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và giải quyết các vấn đề đường ruột. Nhiều người bị IBS (hội chứng ruột kích thích), bệnh Crohn (một dạng bệnh về viêm ruột), rối loạn tiêu hóa và một số bệnh có liên quan có thể cải thiện tình hình nhờ tiêu thụ các sản phẩm lên men như sữa chua và kefir thường xuyên. Nếu thường xuyên bị táo bón, bạn có thể bổ sung các thực phẩm lên men vào chế độ ăn uống.

Chứa rất nhiều các lợi khuẩn probiotic

Ngâm muối là một hình thức của quá trình lên men. Khi các loại rau và trái cây lên men, vi khuẩn có lợi giúp phá vỡ cellulose khó tiêu hóa trong thực phẩm, cũng như một số các đường tự nhiên. Đây là lý do tại sao một số người không dung nạp lactose có thể ăn sữa chua.

Những lợi khuẩn giúp giữ cho thực phẩm lên men ít có khả năng bị hư hỏng, và làm tăng vi khuẩn tốt trong đường ruột của bạn khi ăn.

Dưa chua có thể tăng cường các lợi khuẩn của bất kỳ bữa ăn nào của bạn.

Ảnh minh họa

Thêm các enzyme sống

Enzyme là một dạng protein thiết yếu trong cơ thể giúp hỗ trợ các phản ứng hóa học và sinh học. Thực phẩm lên men như kim chi cực kỳ giàu enzyme, chúng giúp tăng cường tiêu hóa, bạn sẽ cảm thấy bớt khó chịu, cồng kềnh sau khi ăn.

Cải thiện não bộ

Ruột và não bộ có mối liên kết chặt chẽ với nhau, vì vậy có một dạ dày khỏe mạnh, hệ tiêu hóa năng suất sẽ giúp bạn có tinh thần minh mẫn và cải thiện mức độ tập trung vào công việc.

Hãy ăn điều độ. Ăn điều độ được hiểu như dưa muối, từ dưa chuột, kim chi, dưa cải, dưa củ cải… nên được dùng như một món ăn bổ trợ trong bữa ăn, giúp bạn có cảm giác ngon miệng hơn và sẽ hỗ trợ hệ tiêu hóa hơn.Kết quả hình ảnh cho dÆ°a cải

15 công dụng cần biết của rau cải bẹ xanh

Là loại rau xanh có trong bữa cơm hằng ngày, nhưng không phải ai cũng biết hết công dụng của cải bẹ xanh với sức khỏe.

 
 

Cải bẹ xanh còn gọi là cải xanh, cải canh, cải cay – Brassica juncea (L.) Czern. et Coss (thuộc họ Cải –Brassicaceae). Là loại rau xanh có trong bữa cơm hằng ngày, nhưng không phải ai cũng biết hết công dụng của nó với sức khỏe. BS CK1 Huỳnh Liên Đoàn, Phó chủ tịch Hội Y học TP.HCM chia sẻ với độc giả ĐS&PL những lợi ích của cải bẹ xanh đối với sức khỏe.

Tính vị, tác dụng: Theo Đông y, cải bẹ xanh có vị cay, tính ôn, có tác dụng giải cảm hàn, thông đàm, lợi khí. Trong y học Đông Phương, hạt cải xanh có vị cay đắng, tính ấm, có tác dụng thông đàm lợi khí, an thần, tiêu hoá đờm thấp, tiêu thũng, giảm đau. Cải xanh là loại rau lợi tiểu. Hạt cải có tính chất và công dụng như hạt mù tạc đen của Châu Âu. Người ta cũng ép hạt lấy dầu (tỷ lệ 20%), chế mù tạc làm gia vị và dùng trong công nghiệp. 
 
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dùng chữa ho hen, làm tan khí trệ, chữa kết hạch, đơn độc sưng tấy. Hạt cải, cây cải còn dùng làm thuốc chữa ho, long đờm, tiêu thũng, giảm đau…. Cải bẹ xanh gồm 15 công dụng sau:
1. Chữa ho hen, đờm suyễn ở người già: Hạt cải bẹ xanh, hạt củ cải, hạt tía tô, mỗi vị 8-12g, sắc uống hay tán bột uống mỗi lần 4-5gel, ngày uống 2-3 lần.
 
2. Viêm khí quản: Hạt cải bẹ xanh (sao) 10g, hạt cải củ (sao) 10g, nước 600ml, sắc còn 300ml, chia ba lần uống trong ngày.
 
3. Đơn độc sưng tấy: Hạt cải bẹ xanh tán nhỏ, trộn giấm, làm cao dán, đắp ngoài…
 
4.  Trị viêm họng: Dùng hạt cải bẹ xanh giã nát, nhuyễn sau đó cho vào một ít nước, khuấy thấy sền sệt, dùng đắp vào phần hầu, băng lại.
 
5. Thanh nhiệt: Trong đông y, tất cả các loại cây màu xanh nào cũng đều có tác dụng thanh nhiệt, riêng cải bẹ xanh có tác dụng thanh nhiệt gấp đôi, nhất là vào mùa nóng, có thể nấu lên lấy nước để uống có tác dụng thanh nhiệt.
 
6. Chữa mụn nhọt: Mùa hè trẻ dễ bị mụn nhọt, bạn có thể dùng cải bẹ xanh nấu lấy nước thay trà uống trong ngày, vừa có tác dụng tiêu và phòng ngừa mụn nhọt. Tốt nhất, đầu mùa nóng nên cho trẻ uống nước rau cải bẹ xanh thì trẻ sẽ không bị mụn nhọt.

15 công dụng cần biết của rau cải bẹ xanh - Ảnh 1

Rau cải bẹ xanh có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe 
 
7. Hỗ trợ hệ tiêu hóa và táo bón: Cải bẹ xanh chứa hàm lượng chất xơ rất lớn, chất nhầy. Chất nhầy sẽ hỗ trợ nhu động ruột, giúp tiêu hóa tốt hơn. Đồng thời, chất xơ giúp bạn ngăn ngừa táo bón.
 
8. Phòng chống ung thư bàng quang: Nếu ăn cải bẹ xanh hàng ngày với một lượng nhất định, có thể ngăn ngừa được ung thư bàng quang, một trong số những ung thư hiện nay đang gặp rất nhiều ở những người lớn tuổi. Lý do, người già thường uống nước ít, vận động không nhiều, lượng nước đọng lại trong đường tiểu, từ đó các vi khuẩn làm cho dễ phát sinh các bệnh lý, do đó dẫn tới ung thư.
 
9. Tốt cho tim mạch: Trong cải bẹ xanh có hoạt chất có tác dụng kiềm chế cholesterol, hấp thu bài tiết ra phân. Do vậy, nếu ăn rau cải thường xuyên sẽ gián tiếp hỗ trợ tim, tốt cho mạch máu của cơ thể bạn.
 
10. Hỗ trợ bệnh nhân tiểu đường: Trong rau cải xanh có nhiều chất xơ, ăn nhiều rau có thể chống đói, không sợ sinh ra calo.
 
11. Hỗ trợ bướu cổ: Bướu cổ thường xảy ra nhiều ở phụ nữ do thiếu lượng i-ốt. Trong rau cải bẹ xanh có chứa chất ngăn ngừa bướu cổ ở người cường tuyến giáp, đối với người suy tuyến giáp lại không nên sử dụng cải bẹ xanh.
 
12. Tăng sức đề kháng: Trong rau cải bẹ xanh có chứa nhiều vitamin C, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể.
 
13. Chữa viêm ruột: Trong rau cải bẹ xanh chứa chất có tác dụng giảm nhu động ruột, ức chế chất gây viêm màng ruột. Do đó, nó giúp ngăn ngừa viêm ruột.
 
14. Chống lão hóa da: Đối với những thực phẩm rau có màu xanh đậm như cải bẹ xanh thì hàm lượng vitamin càng cao, cung cấp nhiều axit folic cần thiết cho tế bào máu, giúp da dẻ hồng hào, tươi tắn.
 
15. Chữa bệnh gout: Bệnh gout hình thành do một chế độ dinh dưỡng nhiều thực phẩm giàu năng lượng nhất là ăn các loại thịt, tim, gan, lòng hay các loại hải sản. Ngoài chế độ dinh dưỡng tránh những thực phẩm giàu purin có trong nội tạng động vật và hải sản, bệnh nhân mắc bệnh gout còn được khuyên dùng nhiều rau xanh, những loại có tác dụng thải ra ngoài chất axit uric gây bệnh. Dùng cải bẹ xanh nấu và uống mỗi ngày thay nước. Nhờ uống loại nước này đều đặn có tác dụng giúp thải ra ngoài chất axit uric, phòng trừ bệnh gout rất hiệu quả. Đồng thời, bệnh nhân gout có thể lấy cải bẹ xanh giã nát và đắp vào chỗ đau.
Thành phần dinh dưỡng có trong cải xanh khá cao, đặc biệt là diệp hoàng tố và vitamin K. Ngoài ra, cải xanh còn có rất nhiều vitamin A, B, C, D, chất caroten, anbumin, a-xit nicotic…Rau cải bẹ xanh có chứa nhiều vitamin C nên khi nấu phải đậy nắp, khi sôi chín tới thì bắc ra ngay.Tốt nhất nên ăn lẩu, khi nước sôi nhúng rau vào và lấy ra luôn. Bằng cách này có thể diệt được ký sinh trùng bám trên rau, không hủy hoại vitamin C.
Tổng hợp