Không ngờ loại rau trường thọ được cả Thế giới săn lùng mà Việt Nam tưởng là cỏ dại bỏ đi lại ngon thế này đây

0
2616

Dù mọc rộng rãi và sinh trưởng tốt nhưng loại rau trường thọ này lại bị người Việt “hắt hũi” trong khi cả thế giới thì đang săn lùng ráo riết.

wR7nH0LND8hXQ_NB_8qpZDUBV4hP2kSE4SEcVCZPlHx-1UmydeyTOffmW43AZIlixPfn1bQavwgSF5E21xEOi_gcpnZjGw

Nếu bạn sống ở những vùng quê nghèo khắp Việt Nam thì không còn lạ gì với cọng rau sam, một loại thảo mộc nhỏ sống trên mọi địa hình. Rau sam thường mọc thành bụi, có màu xanh thẫm hoặc ngọc bích, thường sống ven ao hồ, bờ đất hoặc các dốc đá… Người ta thường quan niệm rau sam là một loại cỏ mọc dại dùng làm thực phẩm cho bò. Nhưng chúng ta nào có biết, cả thế giới đang ngày đêm săn lùng loài rau dại này vì những lợi ích y học kỳ diệu của nó.

 

Chống lão hóa

1_239289
Rau sam giúp con người chống lại sự bào mòn của thời gian.

Viện Đại học Wollongong (Úc) và Trung tâm Di truyền – Dinh dưỡng – Sức khỏe Washington (Hoa Kỳ) đã công bố, rau sam là một trong những loại thực vật hiếm hoi bảo tồn được sức sống của con người theo thời gian. Thậm chí, những cọng rau nhỏ bé này còn chống lại được tác hại của môi trường và các yếu tố khác lên cơ thể. Chúng chứa nhiều thành phần chống oxy hóa cực mạnh, giúp nuôi dưỡng các tế bào khỏe mạnh, củng cố hệ miễn dịch và tăng cường tối đa sức đề kh.á.n.g, đặc biệt là những lúc cơ thể bị bệnh tật tấn công.

Nuôi dưỡng tim, ngăn ngừa chứng đột tử

Trong xã hội hiện đại, rau sam càng phát huy công dụng thần kì của mình, đặc biệt đối với những người có nguy cơ bị tim mạch, béo phì, tiểu đường… Rau sam chứa hàm lượng kali và axit omega-3 rất cao và bền vững. Hai chất này giúp điều hòa cholesterol trong máu, tăng sức bền và sự dẻo dai của thành mạch, ổn định huyết áp, bảo vệ cơ bắp của quả tim và từ đó hạn chế chứng đột tử đầy nguy hiểm.

Bệnh nan y nào cũng phải chào thua

3_191577
Mặc dù nhỏ bé nhưng lợi ích sức khỏe của rau sam là “thiên hạ vô địch thủ”.

Trong khi y học hiện đại vẫn phải “chật vật” để chống chọi lại ung thư, tiểu đường, viêm gan, viêm túi mật, viêm thận… thì một đ.ĩa rau sam luộc có thể cải thiện tình hình. Y học đã chứng minh, trong một bó rau sam có từ 3 đến 16% axit silic. Đây là hoạt chất mạnh mẽ nhất giúp nuôi dưỡng tế bào mới, tiêu diệt các mầm mống ung thư, điều trị và hạn chế các căn bệnh chết người hiện đại. Nếu uống nước rau sam luộc thường xuyên, bạn có thể giảm được nguy cơ mắc ung thư, viêm nội tạng, lão hóa và tăng cường hệ miễn dịch đến mức tối đa.

Tiêu diệt “từ mẹ lẫn con” kí sinh trùng trong cơ thể

Nếu bạn không có điều kiện tẩy giun sán hoặc quá bận không đi mua thuốc được thì chỉ cần sắc nước rau sam hòa với giấm và muối để uống là được. Cách này đã được ông bà xưa dùng cho đến ngày nay để tiêu diệt các loại giun sán nguy hiểm như giun kim, sán xơ mít. Bạn cũng có thể giã rau sam tươi và vắt lấy nước uống để thanh lọc bao tử, làm sạch ruột, tẩy giun và ấu trùng đang kí sinh bên trong một cách hiệu quả.

Vi khuẩn cũng “tả tơi” nếu ăn rau sam một tuần hai lần

Vào những hôm thời tiết nắng nóng, bát canh rau sam nấu với tôm hoặc cá đồng thanh mát là lựa chọn tuyệt vời của các gia đình nông thôn Việt. Vị chua nhẹ, ngọt mát tự nhiên của bát canh giúp điều hòa khí huyết lại còn tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể chực chờ gây hại. Theo nghiên cứu, rau sam có tác dụng diệt được các loại vi khuẩn như Shigella (gây bệnh lị), Salmonella typhi (gây bệnh thương hàn), Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng gây mụn nhọt). Ngoài ra, rau sam cũng diệt được một số nấm gây bệnh bám vào thành ruột, gan hoặc bao tử.

Rau sam rẻ, dễ tìm lại dễ ăn, bạn có thể xào chúng với tỏi, nấu chua với tôm khô hoặc ăn sống như một loại rau ăn kèm. Không chỉ tốt cho sức khỏe, rau sam còn là một nguyên liệu giúp bữa ăn của gia đình thêm tươi ngon và chất lượng. Mỗi tuần ăn hai bát canh rau sam cũng đủ giúp bạn có sức khỏe để chống chọi lại tác hại của môi trường bên ngoài.

Rau sam xào tỏi tôm

0ylGJk2hRMxXF_HLmFrKJlMdCrx2NIJzTPoTRseeikdYD8FBZgSPh0ypd5Vtw5n-SJmM-fAzZGAr9sDFoHhKMeI-tmeUmdM
Ảnh: Internet
Đun sôi nước, cho rau vào luộc gần chín, vớt ra tráng qua nước lã (sẽ giúp rau giữ màu xanh, khử bớt vị đắng). Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm tỏi, cho tôm vào đảo qua rồi trút ra đ.ĩa. Tiếp tục cho rau đã ráo nước vào xào vài phút. Nêm gia vị, rắc một ít tiêu, cho tôm vào lại chảo, đảo đều. Món này ăn ngon không kém món rau muống xào tỏi.
.
Canh rau sam thịt bằm
 
oL0IUrtHlcc9tfOl183TiGf1wWDD1nY1ELVU3VtDNmlzzlFU3ax683mV6fmQcXecvqd19rYnCx7nXtw1WV7frboDcNDO
Ảnh: Internet

Rau sam nhặt rửa sạch, để ráo. Phi thơm chút hành khô băm nhỏ, cho thịt băm vào xào săn với chút mắm cho thơm. Sau đó đổ nước vào đun sôi rồi thả rau sam vào. Nấu cho rau sam chín tới, nêm chút hạt nêm, gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.

Canh rau sam nấu cá rô đồng

P5djZVK_nJ8_CX9tGYsT-vaGrlHo3fGOMqmgsNrelDqUHoaUzZE9H8ZAMw7DPtEK0tSmxk6xmMR95J_bTKzw-6dg9KBWt8c
Ảnh: Internet
Chọn vài con cá rô to, mập thịt sẽ mềm và thơm. Làm sạch cá, ướp thấm gia vị rồi cho vào nồi nước đang sôi. Đợi đến khi cá chín thì cho tiếp rau vào. Khi dọn cơm, rắc hành hương xắt nhỏ và tiêu xay nhuyễn lên canh, vớt cá ra đ.ĩa để ăn riêng, chấm với nước mắm ớt tỏi. Vị thanh thanh, ngòn ngọt, chua chua của từng cọng sam cùng mùi thơm hăng hắc của tiêu rừng khiến con người ta dường như quên hẳn cái oi nồng của đất trời.
 
Rau sam luộc chấm mắm tỏi ớt
S2ZYC02-uga2AJcrFpSRuaS3kgj_HmMbLhuJUEfW4tw_UA8mEEkKUc1gXG_hjJmAOL0nyNWv6_1LLUIKDi9ha32Cf_IVwBc
Ảnh: Internet

Rau đem về nhặt lấy phần ngọn, rửa nhẹ tay tránh khỏi dập lá, để ráo nước cho vào nồi nước đang sôi, trong vài phút là vớt ra. Rau sam luộc ngoài việc chấm mắm cái thì chấm nước cá đồng (cá rô, cá diếc…) kho gừng nghệ cũng rất mặn mà. Thịt béo bùi, thơm ngậy, hòa lẫn vị xanh non của rau, ăn một lần là nhớ mãi.

28 tác dụng của Cây Rau Sam trong chữa và hỗ trợ điều trị bệnh

Rau sam được biết đến là một loại cây mọc dại được con người sử dụng như một thực phẩm trong bữa ăn, đặc biệt là vào mùa hè vì rau có vị chua chua thanh mát. Tuy nhiên trên thực tế rau sam là loại cây có nguồn dinh dưỡng dồi dào và là bài thuốc quý trong y học. Ở Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc người ta trồng rất nhiều loại rau này và mệnh danh là “rau trường thọ” bởi rau sam có nhiều công dụng tuyệt vời như: trị táo bón, đái rắt, bỏng, ho gà, bệnh trĩ, hỗ trợ điều trị tiểu đường, tẩy giun, chống viêm sưng, phục hồi vết thương nhanh lành…

by Mgid
Hôi miệng sẽ biến mất nếu bạn uống thứ này trước giờ ngủ!
 
 
 

Nội dung bài viết gồm:

  • Rau sam là cây gì
  • Đặc điểm
  • Phân bố, thu hái và chế biến
  • Thành phần hóa học
  • Công dụng dược lý
  • Tác dụng chữa bệnh
  • Lưu ý

Rau sam là cây gì ?

Rau sam tên khoa học là Portula oleracea, thuộc họ Rau sam Portulacaceae. Rau sam còn được gọi là Mã xỉ hiện vì lá của chúng giống hình răng con ngựa.

cây rau sam

Về đặc điểm

Rau sam là cây thân cỏ, sống hằng năm, thân nhẵn có nhiều cành, mọc sát mặt đất. Thân cây màu đỏ nhạt, chiều dài từ 10 đến 30 cm, lá có hình bầu dục, phiến lá dày và không có cuống, mặt lá bóng rộng từ 8 -14mm và dài khoảng 2cm.

Hoa rau sam mọc đầu cành, không có cuống và hoa màu vàng. Quả dạng bình cầu, mở 1 nắp, trong quả có chứa nhiều hạt màu đen.

Về phân bố, thu hái và chế biến

Ở nước ta với điều kiện thời tiết khí hậu nóng ẩm, rau sam gần như mọc ở khắp nơi, ven đường đi, ven các bờ, những nơi ẩm ướt như giữa các luống rau… Ở các nước Pháp, Nhật hay Trung Quốc họ trồng rau sam rất nhiều và sử dụng làm rau ăn hằng ngày, Việt Nam chưa trồng loại cây này mà chủ yếu thu hái dựa vào cây mọc hoang vào các mùa hè từ tháng 5 đến tháng 7 hằng năm.

Thường rau sam được thu hoạch toàn bộ cây, cắt bỏ rễ rửa sạch dùng tươi hoặc phơi, sấy khô. Những cây có thân đỏ đậm, to và lá dày là những cây rau phát triển tốt, chúng chứa nhiều nước và có vị chua đậm.

Về thành phần hóa học

Trong rau sam có chứa 6.49% carbohydrate, 1.8% protid, 0.5% chất béo và 2.23% tro, ngoài ra còn có vitamin C, omega 3, ureaza, sắt, caroten, canxi… Các thành phần trong rau sam chưa có con số giá trị dinh dưỡng chính thống mà từ nhiều nguồn nghiên cứu khác nhau tổng hợp lại thành phần hóa học đa dạng của loại cây này.

Về công dụng dược lý

Rau sam có tác dụng trên mạch máu vì chúng làm co nhỏ mạch máu; làm ức chế sự phát dục của vi trùng lỵ hình y nên trị bệnh kiết lỵ hiệu quả. Rau sam cũng có tác dụng chống viêm, trị mụn nhọt sưng đau.

Ngoài ra theo một số nghiên cứu chỉ ra rau sam có tác dụng ức chế trên các trực khuẩn như Ecoli, trực trùng lỵ, trực trùng thương hàn, các vi trùng gây bệnh ngoài da… Omega 3 có trong rau sam cũng rất tốt cho người bị bệnh tim mạch.

rau sam có tác dụng gì

Tác dụng của rau sam

Nhờ nguồn dinh dưỡng đa dạng có trong rau sam, rau sam có tác dụng chữa nhiều bệnh với cách sử dụng đơn giản và dân giã.

1. Trị bệnh kiết lỵ

Lấy 300g rau sam tươi, giã nát, vắt lấy nước đun sôi. Có thể chế thêm ít mật ong cho dễ uống. Dùng ngày 2-3 lần sẽ giảm bệnh rõ rệt.

Hoặc nấu rau sam tươi với gạo nếp thành cháo, không cho muối và ăn lúc đói cũng là bài thuốc hiệu quả nếu bạn không uống được nước rau sam.

2. Trị bạch đới ở phụ nữ

Dùng 2 lòng đỏ trứng gà với 30ml nước ép rau sam tươi đun sôi, để uống. Nếu bị sốt phát ban hay nổi mẩn thì dùng nước ép rau sam uống sống, còn phần bã thì xoa lên khắp người những chỗ nổi mẩn.

3. Ngộ độc thuốc

Dùng rau sam tươi giã nát, ép lấy nước uống và đắp phần bã vào rốn sẽ giúp làm giảm tình trạng này.

4. Phụ nữ hậu sản ra huyết

Lấy 200g rau sam tươi hoặc 60g rau sam khô, sắc uống ngày 2 lần.

5. Trị bỏng

Dùng mật ong trộn với bột rau sam khô rồi bôi lên vết bỏng để giảm đau rát và nhanh lành hơn

by Mgid
Mỗi đêm, bạn sẽ bị mất 1kg, nếu bạn sẽ làm điều này trước khi ngủ
 
 
 

6. Tẩy giun

Lấy 300g rau sam tươi, giã nát ép lấy nước, đun sôi cho thêm đường hoặc muối, uống liên tucjc trong 3-7 ngày, mỗi ngày 2 lần và uống lúc đói sẽ có tác dụng tẩy giun móc.

7. Trị mụn nhọt, môi miệng lở loét

Dùng rau sam tươi giã nát, ép lấy nước cốt đặc bôi lên chỗ bị lở hoặc mụn nhọt.

8. Đau răng, hôi miệng

Dùng nước ép rau sam hoặc sắc rau sam khô, sắc đặc lấy nước súc miệng mỗi ngày

9. Thông tiểu

Giã nát ép lấy nước 100g rau sam tươi, đun sôi hoặc hấp cách thủy, thêm 10g mật ong uống sẽ giúp thông tiểu nhanh chóng.

10. Trị nấm tóc, nấm chân tay

Dùng rau sam nấu thành cao rồi bôi lên chỗ nấm hoặc đốt rau sam khô lấy tro rắc lên chỗ bị nấm là bài thuốc trị nấm hiệu quả.

11. Chữa bệnh ho gà

Đun sôi 200ml nước, 30g đường phèn và 100g rau sam sao cho còn khoảng 100ml thì tắt lửa. Ngày uống 3 lần và uống trong 3 ngày liên tiếp, nếu bị nặng uống liên tục trong vòng 1 tuần

12. Ho ra máu

Có thể sử dụng nước ép rau sam tươi hoặc nấu đặc lên để uống cho đến khi khỏi. Nếu ho ra máu do bệnh lao thì phải sử dụng thuốc điều trị theo phác đồ của bác sĩ, có thể sử dụng rau sam trong bữa ăn hằng ngày.

13. Trị bệnh trĩ

Lấy rau sam tươi nấu ăn mỗi ngày, nước luộc thì dùng để xông và ngâm trĩ, làm liên tục trong khoảng 1 tháng, bệnh trĩ không nên để lâu chữa càng sớm càng nhanh khỏi

14. Trị viêm âm đạo, khí hư

Dùng rau sam tươi ép lấy nước hoặc sắc rau sam khô ngâm rửa vùng kín mỗi ngày.

15. Trị đái rắt, đái buốt

Dùng nước rau sam tươi giã nát uống ngày 2 lần

16. Chữa K thực quản

Lấy 30g rau sam tươi, nấu chính rồi cho bột đậu nành và mật ong vào nấu thành cháo, ăn sáng mỗi ngày

17. Chữa K đại tràng

20g rau sam, 20g khổ sâm, 20g bại tương thảo, 20g thổ phục linh, 20g kê nội kim, 20g bạch thược, 8g hoàng liên, 10g tam lăng, 12g hồng đằng, 10g huyền hồ, 10g xuyên hậu phác, 6g cam thảo, 4g xạ hương, sắc uống ngày 1 lần.

18. Trị K trực tràng

30g hoa mào gà, 10g rau sam sắc uống 1 lần trong ngày.

19. Chữa bạch cầu cấp

16g A giao, 30g rau sam, 16g hà thủ ô, 12g bạch chỉ, sắc lấy nước uống ngày 1 thang.

20. Chống cảm nắng, say nắng

Rau sam tươi rửa sạch, luộc hoặc nấu canh uống hằng ngày

21. Chữa lành vết thương

Dùng lá tươi Mã xỉ hiện đắp vào vết thương, giúp vết thương nhanh hồi phục hơn. Cách làm như sau: lấy lá rau sam tươi giã nhỏ đắp vào vết thương và đắp liên tục 7 ngày,ngày thay 1 lần

22. Diệt khuẩn

Chất P.Oleracea trong rau sam có tác dụng diệt các vi khuẩn gây bệnh lỵ, thương hàn, tụ cầu vàng và các loại nấm. Dùng rau mã xỉ hiện rửa sạch, cho muối vào giã lấy nước uống hằng ngày hoặc có thể dùng rau sam nấu ăn hằng ngày vừa ngon vừa hiệu quả.

23. Ngăn ngừa lão hóa, làm đẹp da

Các chất chống oxy hóa, acid béo không no, vitamin C và omega trong rau sam có tác dụng chống lão hóa hiệu quả. Cách sử dụng rất đơn giản là dùng nước ép rau sam uống hằng ngày hoặc ăn nhiều như thực phẩm trong bữa ăn.

24. Kích thích tử cung co thắt

Chiết xuất P.oleracea có khả năng kích thích tử cung co thắt đối với trường hợp sinh muộn hoặc sau sinh đẩy sản dịch ra ngoài. Tuy nhiên người có tiền sử sinh non thì tuyệt đối không được sử dụng bài thuốc này

25. Chữa bệnh tiểu đường

Luộc 25g rau sam trong 4 lít nước, để sôi 30 phút, sau đó gạn lấy nước uống thay nước , dùng trong 30 ngày rồi ngưng 1 tuần trước khi dùng tiếp

by Mgid
Hôi miệng sẽ biến mất nếu bạn uống thứ này trước giờ ngủ!
 
 
 

26. Hỗ trợ bệnh nhân Goute

Tác dụng chống viêm và thải acid uric ra khỏi cơ thể theo đường tiểu chính là lý do để sử dụng rau sam trong điều trị bệnh goute.

Luộc chín rau sam khoảng 20 phút rồi dùng nước luộc uống thay nước lọc hằng ngày, kết hợp với thuốc điều trị goute theo đơn của bác sĩ chuyên khoa

27. Tốt cho tim mạch

Với hàm lượng omega-3 dồi dào và kali có trong rau sam giúp điều hòa lượng cholesterol ổn định, tăng sức bền của thành mạch và duy trì huyết áp ổn định.

Đun sôi rau sam tươi, lấy nước uống trong 1 tuần hoặc nấu canh/xào rau sam với thịt và sử dụng trong các bữa ăn chính hằng ngày

28. Giải nhiệt, thanh lọc cơ thể

Mùa hè là thời điểm rau sam phát triển nhất và sẵn có nhất ở nước ta, dùng rau sam tươi nấu thành nước uống hoặc lấy nước ép rau sam uống giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể rất tốt.

Những lưu ý khi sử dụng rau sam

Những người không thích hợp sử dụng loại rau này là: phụ nữ có thai, người có các bệnh như đi tiểu lỏng, thể tạng hư hàn, người bị bệnh về thận.

Tổng Hợp