Tác hại kinh hoàng khi uống cà phê ‘nhuộm’ bằng lõi pin

0
1954

Nếu lượng mangan trong lõi pin khô hấp thu vào cơ thể cao có thể gây suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng hệ thần kinh, vận động.

Ngày 16-4, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Đắk Nông phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông bắt quả tang cơ sở chế biến kinh doanh nông sản của bà Nguyễn Thị Thanh Loan, thôn 13 xã Đắk Wer, huyện Đắk Lấp đang pha trộn tạp chất vào cà phê.

Lõi pin chứa kim loại nặng mangan

Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện có hàng chục tấn cà phê bẩn cùng đất, đá được tập kết ở trong kho. Trong đó 12 tấn cà phê đã được nhuộm đen bằng pin Con ó, 2 chậu chứa  35 kg pin được đập vụn, 1 xô chứa lõi pin, 1 xô chứa nước màu đen và nắp pin với trọng lượng 10 kg… dùng để nhuộm đen cà phê.

Tác hại kinh hoàng khi nhuộm cà phê bằng lõi pin  - Ảnh 1.

Số lõi pin dùng để nhuộm cà phê được phát hiện tại cơ sở.

ThS Hoàng Trọng Phú, giảng viên Khoa hóa Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho rằng hiện người ta sử dụng nhiều cách để cà phê ra màu đen như bắp rang cháy, caramen. Việc dùng lõi pin nhuộm cà phê rất hiếm gặp, có thể vì lợi nhuận.

Theo ThS Phú, trong quá trình tạo ra một viên pin khô như loại pin Con ó, nhà sản xuất phải sử dụng hợp chất mangan dioxit (MngO2), màu nâu đen bao quanh lõi than chì vốn có tính dẫn điện để làm chất điện ly giải phóng nguồn điện cho lõi pin. Việc nấu lõi pin ít nhiều sẽ làm cho lượng mangan dioxit đi vào cơ thể người sử dụng, tác động xấu đến hệ thần kinh. Để kiểm nghiệm hàm lượng mangan dioxit gây độc hại ở mức độ nào đối với sức khỏe người sử dụng thì cần phải kiểm nghiệm mẫu cà phê.

Theo quy định của các nước trên thế giới, nhà máy sản xuất pin phải có trách nhiệm thu hồi và xử lý pin do chứa một số kim loại nặng như Mangan, có thể theo nguồn nước phát tác vào tự nhiên gây ô nhiễm môi trường, theo nguồn nước đi vào cơ thể con người. Còn ở Việt Nam, pin được thải vô tội vạ.

Còn PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên cán bộ Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm – Đại học Bách Khoa Hà Nội), cho biết thực tế có nhiều cách nhuộm màu cho cà phê an toàn như sử dụng caramen đã được cho phép. Ông cho hay, pin là thứ không được phép dùng trong sản xuất và chế biến bất cứ loại thực phẩm nào. Việc nhuộm cà phê bằng lõi pin chỉ là cá biệt nhưng gây hoang mang và ảnh hưởng niềm tin rất lớn cho người tiêu dùng. Chủ cơ sở sử dụng pin để chế biến thực phẩm cần bị mức phạt thích đáng và thông tin rộng rãi.

Tác hại đến hệ thần kinh

Bộ Y tế đã có nhiều khuyến cáo về tác hại của mangan đối với sức khỏe con người và người thường xuyên tiếp xúc với mangan.

Theo Bộ Y tế, mangan là một trong những nguyên tố vi lượng cơ bản của sự sống, giữ nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể như: tác động đến sự hô hấp tế bào, sự phát triển xương, chuyển hóa gluxit và hoạt động của não… Mặc dù không gây ra các tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, nhưng nếu tiếp xúc, ăn uống, sử dụng nguồn nước có nhiễm mangan trong thời gian dài cũng để lại những hậu quả xấu, đặc biệt là đối với hệ thần kinh.

Mangan có mặt trong nước ở dạng ion hòa tan (Mn2+). Nếu ở hàm lượng nhỏ dưới 0,1mg/lít thì mangan có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên nếu hàm lượng mangan cao từ 1-5mg/lít sẽ gây ra không ít ảnh hưởng đến một số cơ quan nội tạng của cơ thể.

Tác hại kinh hoàng khi nhuộm cà phê bằng lõi pin  - Ảnh 2.

Theo các chuyên gia, có nhiều cách để nhuộm màu cà phê an toàn. Ảnh: internet

Mangan không có khả năng gây đột biến cũng như hình thành các bệnh nguy hiểm như ung thư , cũng không ảnh hưởng đến sinh sản…nhưng nó có liên quan mật thiết đến hệ thần kinh, gây ra các độc tố hình thành hội chứng manganism với các triệu chứng gần như tương tự bệnh Parkinson. Nếu lượng mangan hấp thu vào cơ thể cao có thể gây độc với phổi, hệ thần kinh, thận và tim mạch. Khi hít phải mangan với lượng lớn có thể gây hội chứng nhiễm độc ở động vật, gây tổn thương thần kinh.

 

Mangan đặc biệt có hại cho trẻ bởi cơ thể trẻ em dễ dàng hấp thụ được rất nhiều mangan trong khi tiết thải ra ngoài thì rất ít. Điều đó dẫn đến sự tích tụ mangan trong cơ thể trẻ, gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo phụ nữ đang mang thai và trẻ em tuyệt đối tránh tiếp xúc và sử dụng nguồn nước nhiễm mangan.

Sử dụng nguồn nước bị nhiễm mangan trong thời gian dài, nhiễm độc mangan từ nước uống làm giảm khả năng ngôn ngữ, giảm trí nhớ, giảm khả năng vận động liên quan đến tay và chuyển động của mắt, nếu nhiễm độc mangan lâu ngày có thể dẫn đến triệu chứng thần kinh không bình thường như dáng đi và ngôn ngữ bất thường.

Thực tế mangan tồn tại trong tự nhiên rất nhiều và có thể nói, dạng tồn tại trong nước của chúng là ít gây hậu quả nhất.

Ngoài ra, người thường xuyên tiếp xúc với mangan dễ gặp các triệu chứng về thần kinh, ban đầu thường là nhức đầu, suy nhược, ngủ kém, rối loạn thăng bằng, dáng đi vụng về, ngượng ngập. Ở giai đoạn bệnh phát triển sẽ có những triệu chứng giống hội chứng Packinson, run tay nhẹ còn làm được việc, nhưng sau đó run nặng, bệnh nặng thêm, không lao động và tự phục vụ được.

Nhiễm độc mangan có thể gặp ở nhiều thể. Thể phổ biến nhất là thể thần kinh. Ngoài ra, còn gặp các rối loạn nội tiết, huyết học, tiêu hoá, các tổn thương gan, thận, phổi, mũi họng.

“Việc làm này là quá bậy, tôi không thể tượng tượng được họ lại có thể “sáng tạo” ra cách sản xuất cà phê như thế này” – bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, phải thốt lên như vậy khi đọc thông tin sản xuất cà phê từ vỏ cà phê trộn pin.

Theo bác sĩ Diệp, người tiêu dung khi sử dụng loại cà phê này chắc chắn rất có hại cho sức khỏe, bởi đó chứa quá nhiều thành phần phức tạp, trong đó đặc biệt có pin.

“Người dân sử dụng loại cà phê này có thể bị ngộ độc thực phẩm rất cao. Đó là uống cơ thể sẽ phải chuyển hóa để thải độc nên rất hại gan, thận và làm giảm các chức năng của hệ tiêu hóa. Việc có nhiều kim loại nặng còn có thể gây tổn thương hệ thống thần kinh. Do đó, những nguy hiểm của việc uống phải loại cà phê này còn lớn hơn rất nhiều so với việc bị ngộ độc thực phẩm”, bác sĩ Diệp phân tích.

Đồng quan điểm trên, tiến sĩ Trần Thị Quỳnh Lan, giảng viên Độc chất học sinh lý (ĐH Nông Lâm TP.HCM), cho rằng biết trong pin có nhiều hóa chất, đặc biệt là chì. Nếu sử dụng lâu dài lượng chì sẽ tích tụ dẫn đến hư xương, răng, hoặc nặng hơn là phá hủy các cơ quan tạo máu dẫn đến tình trạng mất máu.

Theo tiến sĩ Lan, trên thực tế thường chì tinh khiết được sử dụng trong sản xuất công nghiệp như làm rượu vang, sơn… Tuy nhiên, việc sử dụng này cũng ở một mức độ vừa đủ. “Điều tôi boăn khoăn là không biết người sản xuất họ có hiểu tác hại của việc trộn chì vào cà phê mà lại làm như vậy. Việc này cần phải làm rõ và xử lý nghiêm” – TS Lan nói.

Bạn đọc đề nghị xử lý hình sự

Thông tin “sản xuất cà phê từ vỏ cà phê trộn pin” đăng tải trên Tuổi Trẻ online thu hút sự quan tâm của dư luận.

“Qúa tàn nhẫn”, “Sao người ta lại ác quá”, “Tội giết người hàng loạt”, “Tội này phải xử lý hình sự”…Đa phần dư luận đều tỏ thái độ phẫn nộ và mong muốn cơ quan quản lý xử lý nghiêm minh.

“Quá tàn nhẫn. Vì đồng tiền mà kinh doanh chế biến cà phê như vậy thử hỏi sao người dân ta bị ung thư nhiều. Đề nghị pháp luật hãy nghiêm trị những kẻ làm ăn mất nhân tính”., một bạn đọc viết. Bạn đọc khá tỏ ra am hiểu tác hại của việc sử dụng pin trong sản xuất cà phê khi nói: “Bột than của pin rất nhiều kim loại nặng, đặc biệt là thuỷ ngân. Tác dụng của thuỷ ngân rất kinh hoàng”.

Từ vụ việc này, bạn đọc tên Toàn liệt kê một loạt vấn nạn nhức nhối hủy hoại sức khỏe người dân khác như tiêm thuốc an thần, chất cấm vào heo, trộn đất sét vào trà, phở chứa chất tẩy trắng huỳnh quang, rượu giả…và đề nghị pháp luật trừng trị nghiêm những người làm ăn bất lương.

Chủ cơ sở khai nhận thu mua các loại cà phê thải, phế phẩm vỏ cà phê, cà phê vụn vỡ tại các đại lý rồi dùng chất bột màu đen các cục pin hòa với nước để nhuộm cà phê, mang đi tiêu thụ.

 

Tin từ Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Đắk Nông ngày 17-4, cho biết đơn vị vừa phối hợp cùng các lực lượng chức năng bắt quả tang một cơ sở chế biến cà phê “bẩn” bằng cách nhuộm cà phê với chất bột màu đen của cục pin.

Kinh hoàng cà phê tẩm nhuộm chất độc từ viên pin - Ảnh 1.

Các cục pin được đập lấy chất bột nhuộm cà phê. Ảnh B.N

Thông tin ban đầu cho biết, vào ngày 16-4, từ nguồn tin báo của người dân, lực lượng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Đắk Nông phối hợp cùng Thanh tra Sở NN – PTNT tỉnh Đắk Nông đột nhập vào cơ sở chế biến cà phê bột của gia đình bà Nguyễn Thị Loan (ở thôn 13, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông).

Kinh hoàng cà phê tẩm nhuộm chất độc từ viên pin - Ảnh 2.

Lực lượng chức năng ập vào kiểm tra cơ sở chế biến cà phê bẩn. Ảnh B.N

Vào thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng đã phát hiện trong xưởng chế biến cà phê của bà Loan có hàng chục tấn cà phê “bẩn” đã được trộn lẫn với đất, bột đá. Ngoài ra, tại cơ sở chế biến, lực lượng chức năng cũng đã thu giữ 2 chậu chứa cục pin con ó (khoảng 35 kg) đã được đập vụn, 1 xô chứa nước màu đen (khoảng 10 kg) đã được hòa tan bằng pin, 12 tấn cà phê bột đã được chủ cơ sở cho nhuộm đen bằng pin chuẩn bị đóng gói cùng nhiều máy móc, vật dụng liên quan đến việc sản xuất cà phê “bẩn”.

Kinh hoàng cà phê tẩm nhuộm chất độc từ viên pin - Ảnh 3.

Một lượng lớn chất độc hại từ các cục pin dùng để nhuộm cà phê. Ảnh B.N

Khai nhận với lực lượng chức năng, bà Loan cho biết cơ sở sản xuất cà phê này đã đi vào hoạt động nhiều năm nay. Để có nguồn nguyên liệu, hằng ngày bà Loan cho người đi thu mua lại các loại cà phê thải, phế phẩm vỏ cà phê, cà phê vụn vỡ… tại các đại lý. Sau đó mua các cục pin đập dẹp, dùng chất bột màu đen của pin hòa với nước rồi đem nhuộm với cà phê. Số cà phê sau khi được nhuộm, cơ sở đem rang, xay rồi đóng gói bán ra thị trường nhằm mục đích kiếm lời.

Kinh hoàng cà phê tẩm nhuộm chất độc từ viên pin - Ảnh 4.

Bên trong cơ sở chế biến cà phê bẩn của bà Loan. Ảnh B.N

Cũng theo bà Loan, từ đầu năm 2018 đến nay, cơ sở của bà đã xuất bán ra thị trường hơn 3 tấn cà phê “bẩn” đã được nhuộm đen bằng pin con ó như trên. Hiện cơ sở đã bị lực lượng chức năng tiến hành lập biên bản, tạm giữ toàn bộ tang vật và lấy mẫu mang đi kiểm định để tiếp tục điều tra làm rõ.

Nguồn: Tổng hợp